Vải xô là gì? Các loại vải xô thường gặp hiện nay

Vải xô là gì? Vải xô có phải là một trong số các chất liệu vải sản xuất khăn khách sạn hay không? Bạn đã từng nghe nhắc tới vải xô nhưng chưa thực sự hiểu về loại vải này. Vậy hãy cùng GoldenSilk tìm hiểu vải xô là vải như thế nào và các loại vải xô phổ biến hiện nay.

Vải xô là gì?

vải xô tiếng anh là gì

Vải xô là một chất liệu vải có thành phần sợi chính là cotton hoặc kết hợp loại sợi khác được dệt theo kiểu con thoi nên khoảng cách giữa các sợi vải rất thưa. Mật độ sợi vải thấp. Vì vậy vải xô sở hữu tất cả các đặc tính của vải cotton nguyên chất: mềm mại, thấm hút tốt và dễ nhăn.

Mời bạn tham khảo thêm:

Ưu điểm và nhược điểm của vải xô

Vải xô có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại vải còn lại. Đây có phải là chất liệu vải tốt nhất trong ngành công nghiệp may mặc hay không? Vậy ưu điểm và nhược điểm vải xô là gì?

Ưu điểm vải xô là gì?

Ưu điểm vải xô là gì?

Vải xô là lựa chọn số 1 của người có làn da nhạy cảm và sản phẩm dùng trong mùa hè. Bởi chất liệu vải này có ưu điểm sau:

  • Chất vải thoáng mát cao gấp nhiều lần vải cotton do khoảng cách giữa các sợi vải rất thưa tạo ra nhiều lỗ thoáng
  • Thấm hút mồ hôi nhanh và thoát nhiệt tốt
  • Là chất liệu vải rất nhẹ
  • Dễ giặt sạch và nhanh khô
  • An toàn với mọi làn da, kháng khuẩn tốt đặc biệt khi có thêm sự kết hợp của thành phần sợi tre

Nhược điểm vải xô là gì?

Nhược điểm vải xô

Vải xô cũng có một số điểm trừ nhất định. Nhược điểm vải xô là gì?

  • Chất vải dễ bị rách do chịu lực kém, rách nhăn hơn khi giặt bằng máy
  • Vải bị nhăn nhiều hơn
  • Vải dễ ố màu và rất khó làm sạch các vết ố
  • Bề mặt vải bị sổ lông sau một thời gian sử dụng

Các loại vải xô thường gặp hiện nay

Vải xô không chỉ có một loại mà là rất nhiều loại khi thành phần sợi cotton được pha thêm loại sợi khác. Trên thị trường có các loại vải xô như sau:

Vải xô cotton

Vải xô cotton

Vải xô cotton là gì? Là một loại vải chỉ có duy nhất thành phần là sợi bông tự nhiên. Điểm đặc trưng của vải xô cotton là:

  • An toàn sức khỏe, thân thiện môi trường
  • Mềm mại, không bị sổ lông
  • Vải bị co rút, nhăn và càng mỏng sau nhiều lần giặt

Vải xô Nhật

Vải xô Nhật

Vải xô Nhật có đặc tính không khác gì vải xô cotton. Điểm khác biệt duy nhất là vải xô Nhật được sản xuất tại Nhật Bản nên khi nhập về thị trường Việt Nam thường có giá thành khá cao.

Vải xô bamboo

Vải xô bamboo

Với thành phần là 30% sợi cotton và 70% sợi tre tạo ra chất liệu vải xô mới- vải xô bamboo. Vải xô bamboo là gì? Vải xô bamboo sở hữu rất nhiều đặc tính ưu việt khi khắc phục được nhược điểm của vải xô gốc và hội tụ tất cả ưu điểm sợi tre, sợi cotton.

  • Không bị nhăn, không bị co rút
  • Chất vải rất bền
  • Kháng khuẩn tốt
  • Thấm hút nhanh
  • Thoáng mát

Vải xô nhăn

Vải xô nhăn

Vải xô nhăn là gì? Là một loại vải được xử lý tạo nhăn nhằm mục đích chống co rút và giảm độ nhăn sau mỗi lần giặt. Hạn chế của vải xô nhăn là tình trạng cứng ngày càng tăng lên sau một thời gian dài sử dụng.

Vải xô đũi

Vải xô đũi

Khác với các loại vải xô ở trên, vải xô đũi có đặc điểm như sau:

  • Không tích điện
  • Không gây dị ứng da và hô hấp
  • Ứng dụng chủ yếu sản xuất sản phẩm mùa hè

Vải xô gân

Vải xô gân

Vì có những đường gân chạy dọc hoặc ngang trên mảnh vải nên được gọi là vải xô gân. Những sản phẩm quần áo may từ vải xô gân rất mềm và mát, màu sắc đa dạng.

Vải xô linen

Vải xô linen

Cuối cùng là một loại vải xô khác bạn có thể bắt gặp là vải xô linen. Vải xô line là gì? Ưu nhược điểm ra sao?

  • Không bị nhăn, tự làm phẳng
  • Mỏng nhẹ và thoáng mát
  • Chắc chắn
  • Không bị phai màu và không thay đổi kết cấu sợi vải khi được phơi dưới trời nắng nhiệt độ cao

Cách nhận biết vải xô

Các loại vải xô có hầu hết các đặc tính giống nhau. Vậy làm sao phân biệt được đâu là vải xô cotton, vải xô bamboo hay vải xô gân,…? Cách nhận biết vải xô là gì?

Cách nhận biết vải xô

Phân biệt theo màu sắc

Loại vải xô được sản xuất xong và chưa qua công đoạn nhuộm màu hay xử lý màu thường có màu trắng đục. Do vậy, bạn có thể căn cứ vào màu sắc nhận biết loại vải xô.

  • Vải xô màu trắng tinh là loại vải đã được tẩy trắng bằng loại hóa chất
  • Vải xô có màu khác là chất vải nhuộm màu theo yêu cầu đặt hàng của khách
  • Vải xô họa tiết là loại vải in các hình vẽ, họa tiết trang trí

Phân biệt theo chất liệu

Căn cứ vào thành phần chất liệu của vải xô có các loại sau:

  • Vải xô 100% bông tự nhiên
  • Vải xô pha hỗn hợp chất liệu (vải xô linen, vải xô sợi tre,…)

Ứng dụng của vải xô trong cuộc sống

vải xô là gì

Ứng dụng của vải xô là gì? Vì có rất nhiều ưu điểm nên vải xô được ứng dụng phổ biến trong nhiều sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống. Ứng dụng chính là:

  • Sản phẩm trẻ sơ sinh: chăn, khăn, gối, gạc rơ lưỡi,…
  • Trang phục của người lớn: quần áo, váy đầm
  • Đồ dùng trang trí: rèm cửa, khẩu trang

Cách bảo quản và vệ sinh vải xô

Cách bảo quản và vệ sinh vải xô

Do có hạn chế là kết cấu sợi mỏng và mật độ sợi thư cùng với một số nhược điểm khác nên khi sử dụng vải xô bạn cần lưu ý:

  • Nên giặt vải xô bằng tay
  • Giặt bằng nước giặt có thành phần dịu nhẹ
  • Không chà, vò mạnh vải
  • Phơi ở nơi râm mát
  • Set chế độ nhiệt là ủi phẳng ở chế độ nhiệt độ thấp
  • Làm sạch vải ngay sau khi dính vết bẩn

Những lưu ý khi sử dụng vải xô

Ngoài những lưu ý khi vệ sinh và bảo quản ở trên thì bạn cần nắm được nguyên tắc sử dụng vải xô như sau:

  • Thời hạn sử dụng vải xô tối đa 2 năm. Vải xô dùng càng lâu càng bị cứng và xuống cấp
  • Trang phục được may bằng vải xô trắng bắt buộc có lớp lót kín đáo
  • Là ủi phẳng trang phục vải xô trước khi mặc giúp bạn có diện mạo thanh lịch

Qua thông tin chia sẻ trên bạn đã biết vải xô là gì và tiêu chí phân biệt các loại vải xô cũng như bảo quản, sử dụng đúng cách.

The post Vải xô là gì? Các loại vải xô thường gặp hiện nay appeared first on Công ty TNHH vải đẹp Liên Duyên GOLDEN SILK.



source https://changagoikhachsan.vn/vai-xo-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

This “TikTok Satisfies Tinder” Relationship Application Desires To Help Gen Z Connect

Quel representent les meilleurs condition de tchat seniors en 2021 ? )

Vải dệt thoi là gì? Có bao nhiêu loại vải dệt thoi?